Các loại tai nạn khi tập gym cần biết và cách phòng tránh

Đai Lưng Cột Sống Osaka

Các loại tai nạn khi tập gym cần biết và cách phòng tránh

Ngày nay, phong trào tập gym rèn luyện cơ thể ngày càng nở rộ. Đối tượng người đến phòng gym ngày càng phong phú. Đây vừa là ưu điểm, vừa tiềm ẩn nguy cơ vì nhiều người còn thiếu thông tin, chưa biết cách tập đúng, dễ dẫn đến các loại tai nạn khi tập gym không mong muốn.

Rách cơ - Một trong các loại tai nạn khi tập gym vô cùng nghiêm trọng

Rách cơ là loại chấn thương nghiêm trọng, xảy đến khi phần cơ bị rách chịu lực kháng quá mạnh, vượt quá sức tải của các thớ cơ, dẫn đến hệ quả là đứt bó cơ (hay gọi ngắn gọn là rách cơ). Cơ sẽ chịu nhiều mức độ tổn thương khác nhau khi bị rách. Mức tổn thương thấp nhất chỉ là hiện tượng giãn cơ, gây đau nhức ở bó cơ. Mức tổn thương cao hơn là rách cục bộ bó cơ, gây nên tình trạng xuất huyết trong, tạo nên các mảng huyết bầm lớn và có thể dễ nhận thấy bằng mắt thường. Mức tổn thương cao nhất là rách toàn bộ bó cơ, khiến người bị rách cơ cảm nhận cơn đau tột độ, mất hoàn toàn khả năng vận động của vùng cơ bị rách.

Rách cơ khi tập gym
Rách cơ khi tập gym. (Ảnh: Internet)

Vậy vì sao người tập gym có nguy cơ gặp loại tai nạn này? Các gymer, đặc biệt là người mới tập hoặc thiếu kinh nghiệm, có thể chọn mức tạ quá sức, vượt quá khả năng bản thân. Từ đó, cơ thể lâm vào tình trạng quá tải khi tập luyện nặng, các thớ cơ chịu sức tải quá mức dẫn đến bào mòn và rách. 

Cách phòng tránh tai nạn rách cơ đơn giản chỉ là chọn lựa mức tạ vừa sức và nâng dần mức tạ khi bạn chắc chắn đã đủ khả năng tập luyện. Khi bị rách cơ, bạn hãy lập tức ngừng vận động vùng cơ bị rách, chườm đá lạnh và đến ngay trung tâm y tế gần nhất nhé!

Đọc thêm Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Trật khớp vai - Tai nạn khớp “khó đỡ” khi đang tập nặng

Đối với các gymer, bài tập cơ vai là nhóm bài tập “khó nuốt” trong các giáo án gym hiện nay. Vì đây là nhóm cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong định hình vẻ đẹp cơ thể nhưng lại có kích thước không quá lớn, vị trí khó tập luyện. Nhiều gymer thiếu kinh nghiệm sẽ dễ gặp chấn thương khi tập vai, trong đó chấn thương phổ biến nhất là trật khớp vai.

Trật khớp nói chung và trật khớp vai nói riêng là hiện tượng đầu xương trật ra khỏi ổ khớp do tác động của ngoại lực hoặc vận động mạnh sai cách. Hệ quả là người bị trật khớp mất khả năng vận động và phải chịu đựng cơn đau kinh khủng, gần tương đương khi bạn bị gãy xương. Chưa kể, trật khớp vai khi đang đẩy tạ còn khiến bạn có nguy cơ bị tạ đè trúng người, gây thêm các loại chấn thương khác. 

Khớp vai là vị trí rất dễ gặp chấn thương khi tập gym.
Khớp vai là vị trí rất dễ gặp chấn thương khi tập gym. (Ảnh: Internet)

Cách phòng tránh tai nạn trật khớp vai khi tập gym chính là nhờ huấn luyện viên chuyên nghiệp hướng dẫn bạn cách tập luyện cơ vai đúng cách. Người tập cũng cần khởi động khớp vai kỹ càng trước khi tập luyện, đồng thời bổ sung các loại thức ăn tốt cho xương trong bữa ăn sau tập. Khi bạn bị trật khớp vai, hãy nhanh chóng ngừng vận động, chườm đá lạnh và đến ngay trung tâm y tế nhé!

Đứt dây chằng - Tai nạn ít gặp khi gym

Đứt dây chằng là loại tai nạn có mức độ nghiêm trọng cao hơn rách cơ. Tuy nhiên, người tập gym thường ít gặp tai nạn này. Hai dây chằng chéo trước và sau nằm ở vị trí bắt chéo với nhau, để khi xương gối chuyển động xoay vào bên trong, chúng sẽ căng ra và cuốn vào nhau, giữ cho trục khớp ổn định, không bị tách rời. Dây chằng chéo trước có nhiệm vụ cố định khớp gối vững theo trục trước - sau, giữ cho xương chày không bị trượt ra phía trước so với xương đùi. Còn theo trục xoay, dây chằng chéo trước gối giữ chặt xương chày không cho nó xoay lệch vào trong so với xương đùi. Đứt dây chằng chéo trước không ảnh hưởng nhiều đến chuyển động của khớp gối theo trục gấp - duỗi. Thế nhưng, khớp gối sẽ rất lỏng lẻo trong vận động xoay và xoắn vặn: nhất là khi xoay người, mà bàn chân đặt cố định dưới đất.

Dây chằng chéo sau là một dây chằng tương đối khỏe, dày hơn cả dây chằng chéo trước. Dây chằng chéo sau có cấu trúc gồm hai bó sợi chạy dọc từ trước ra sau, bám dính vào diện sau gai trên mâm chày và mặt sau ngoài của lồi cầu trong. Vai trò của nó ngược lại với dây chằng chéo trước: Giữ cho xương chày không bị di lệch ra sau so với xương đùi. Đứt dây chằng chéo sau ảnh hưởng đến khả năng co duỗi của chân, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Vị trí của dây chằng trong khớp gối
Vị trí của dây chằng trong khớp gối. (Ảnh: Internet)

Như vậy, khi bạn bị chấn thương dây chằng đầu gối, chức năng khớp gối sẽ suy giảm ít nhiều, đặc biệt là trong các hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhạy, mạnh và đột ngột như chơi các môn thể thao cường độ cao: bóng đá, tennis, bóng chuyền,... Nếu để lâu, người bệnh có thể dẫn đến một số tổn thương thứ phát nghiêm trọng hơn, như hư khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp. Khi tình trạng đã tiến triển đến thoái hóa khớp gối thì việc phẫu thuật thay khớp gối sẽ trở nên phức tạp và tốn kém nhiều chi phí hơn so với điều trị đứt dây chằng gối khi phát hiện sớm.

Cách phòng tránh tai nạn đứt dây chằng khi tập gym là hãy giữ nhịp vận động vừa phải, tránh các động tác quá mạnh và nhanh, dẫn đến cơ thể không theo kịp quán tính. Trước khi tập gym, người tập cũng nên khởi động cơ - xương - khớp kỹ càng để tránh quá tải.  Sau khi tập gym, người tập nên massage cơ - khớp đúng cách để tăng hiệu quả phục hồi, giảm đau sau khi tập luyện.

Đau cổ tay - Tai nạn khớp phổ biến nhất trong gym

Cổ tay là vị trí của khớp cổ tay, nối xương cẳng tay với hệ cấu trúc xương bàn tay. Đây là khớp nhỏ, khả năng chịu tải yếu. Vì thế, người chơi thể thao nói chung và người tập gym nói riêng rất dễ gặp chấn thương cổ tay khi vận động cổ tay sai cách hoặc quá mức, dẫn đến đau nhức dai dẳng.

Người tập gym thường gặp cơn đau cổ tay sau những bài đẩy tạ đòn như tập ngực với đòn ngang, tập vai, tập cuốn bắp tay, v.v. Nguyên nhân là do người tập đã đặt vị trí sai cách, khiến thanh đòn rơi quá nhiều vào lòng bàn tay, gây áp lực lớn lên cổ tay. Hậu quả đôi khi là cơn đau nhất thời nhưng cũng có thể là trật khớp cổ tay hoặc đứt dây chằng. 

Cổ tay là vị trí dễ gặp chấn thương khi tập gym.
Cổ tay là vị trí dễ gặp chấn thương khi tập gym. (Ảnh: Internet)

Cách khắc phục tai nạn khớp cổ tay khi tập gym là sử dụng băng quấn cổ tay hoặc các loại băng tay chuyên dụng dành cho người tập gym. Người tập cần đặt tay đúng vị trí, khởi động khớp cổ tay kỹ càng trước khi tập, đồng thời bổ sung dinh dưỡng tốt cho hệ cơ - xương - khớp sau khi tập. Nếu bạn đã bị chấn thương khớp cổ tay, hãy đến khám bác sĩ ngay và đừng quá lo lắng vì hiện đã có nhiều phương pháp và thiết bị hỗ trợ xương khớp tiên tiến, giúp bạn giảm đau và phục hồi nhanh chóng.

Tìm hiểu ngay sản phẩm đai lưng cột sống loại nào tốt