Tin tức mới nhất
Sản phẩm khuyến mại
Tìm hiểu tình trạng cột sống lưng bị lõm và biện pháp phòng tránh
Hiện nay các bệnh lý đau lưng xương khớp ngày càng gia tăng, trong đó có hiện tượng sống lưng bị lõm xuất hiện hầu hết mọi đối tượng gây ra khó chịu phiền toái cho người bệnh sinh hoạt cuộc sống thường ngày. Cùng Dailungcotsong tìm hiểu tình trạng cột sống lưng bị lõm là như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh nhé!
Các đốt sống lưng là những phần xương được kết nối với nhau để tạo thành cột sống lưng ở con người. Nhiệm vụ cột sống lưng cực kì quan trọng, bởi đốt sống này bảo vệ tủy sống, hỗ trợ ổn định phần trên của cơ thể và kiểm soát chuyển động của chân.
Nếu cột sống lưng bị lõm là tình trạng lưng của chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được ngay khi thấy phần cột sống của bản thân bị lõm hẳn vào bên trong, phổ biến rõ nhất thường là lõm vị trí ở đốt sống L4, L5. Dẫn đến các triệu chứng đau nhức ở lưng, đi lại khó khăn, đau hơn khi xoay, cúi người hay chạy, đi bộ lâu.
Khi để cột sống lưng bị lõm mà không có phương pháp điều trị hay khám bệnh thì cột sống của bạn sẽ ngày càng yếu đi và không thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đồng nghĩa với việc bạn đối mặt với khả năng không đi lại được.
Gặp ở các bạn nữ giới, lõm cột sống sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt không đều, từ đó làm giảm khả năng mang thai, ảnh hưởng sinh sản, cụ thể như mang thai sẽ khó khăn và đau đớn hơn vì cột sống yếu, khó nâng đỡ được thai nhi.
Không chỉ thế, một số trường hợp nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể con người, làm giảm chức năng làm việc của phổi, luôn gây đau nhức ở chân tay, cổ, vai gáy khiến người bệnh khó ngủ, mệt mỏi và xuất hiện triệu chứng đau đầu. Các bệnh lý cột sống khác hình thành như:
Thoái hóa: Nếu đốt sống lưng lõm vào dẫn đến xẹp thân đốt sống, cột sống mất khả năng chịu đựng làm giảm khả năng hoạt động của lưng cũng như toàn bộ cơ thể. Quá trình thoái hóa hình thành phát triển nhanh chuyển biến xấu
Ảnh hưởng cơ quan khác: Hay gặp ở những phụ nữ lớn tuổi, những ai bệnh sẽ bị ảnh hưởng xấu đến dáng đi, ngoại hình bởi luôn phải cong lưng xuống để đỡ đau. Gù lưng sau thời gian dài sẽ chèn ép đến tim, phổi, ruột, làm giảm chức năng của các cơ quan này, từ đó gây khó thở và chán ăn.
Theo các chuyên gia xương khớp cho hay những người mắc bệnh về cột sống thuộc bệnh lý khó có thể dễ dàng chữa khỏi trong thời gian ngắn, mà cần phải kiên trì luyện tập. Đặc biệt nếu phát hiện cột sống lưng bị lõm sớm ở tuổi còn nhỏ thì việc điều trị bằng những bài tập vật lý sẽ có hiệu quả hơn.
Đối tượng trung niên hoặc vị thành niên có thể dùng đai lưng cố định cột sống nhằm định hình dáng của cột sống nawgn ngừa lõm nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, một số trường hợp lõm cột sống quá nghiêm trọng và có nguy cơ phát sinh ra nhiều căn bệnh khác, chúng ta có thể thực hiện phẫu thuật để nắn chỉnh lại cột sống. Tuy vậy, người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ sau khi mổ nên cần phải giữ gìn cẩn thận.
>> Xem ngay các mẫu đai kéo giãn cột sống hỗ trợ chữa bệnh chất lượng, chính hãng với giá bán siêu ưu đãi
Đề phòng lõm cột sống lưng bằng cách nào?
Như đã cho biết nguy cơ bị lõm cột sống khá cao, thậm chí còn đang trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh, chính vì thế nên thường xuyên tập thẻ dục để kích thích sự phát triển của xương sống, từ đó định hình được một ngoại hình đẹp. Một số bài tập sẽ giúp cho cột sống của bạn được cải thiện nhanh chóng đó là đu xà, bơi lội vì khi đó cơ thể luôn được giãn thẳng.
Với trẻ em đang độ tuổi phát triển thì phụ huynh nên uốn nắn cho con ngồi học đúng tư thế, luôn thẳng lưng và hạn chế mang nhiều sách vở, đồ dùng trong cặp khi đến trường và liên tục theo dõi cơ thể của con mình, có dấu hiệu bất thường cho đi khám bệnh ngay.
Độ tuổi trung niên vì sắp đến ngưỡng cao nên hãy làm việc quá sức, không nên đứng hay ngồi lâu trong một tư thế sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho cột sống.
Topic vừa chia sẻ cho đọc giả tình trạng cột sống lưng bị lõm như thế nào và nguy hiểm ra sao, gợi ý các cách điều trị cũng như đề phòng, chúc bạn thành công.