Mách bạn bí kíp chữa trị bệnh giãn dây chằng đầu gối

Đai Lưng Cột Sống Osaka

Mách bạn bí kíp chữa trị bệnh giãn dây chằng đầu gối

Trong quá trình vận động hằng ngày, bạn khó lòng có thể tránh khỏi chấn thương nhẹ gây giãn dây chẳng đầu gối. Sau khi thực hiện các biện pháp cần thiết như dùng gel lạnh, salonpas hay chườm đá, để quá trình phục hồi nhanh hơn, bạn nên thực hiện một số bài tập để phục hồi giãn dây chằng đầu gối. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Các bài tập giúp phục hồi giãn dây chằng đầu gối (Ảnh:Internet)

Các bài tập giúp phục hồi giãn dây chằng đầu gối (Ảnh:Internet)

Giãn dây chằng đầu gối là gì?

Đầu gối con người sẽ có cấu trúc như sau: dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng bên, sụn chêm, xương đùi, dây chằng sụn chêm, xương bánh chè, xương chày.

Giãn dây chằng là hiện tượng dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hoàn toàn, chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau ở vùng đầu gối. Vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng nhưng không bầm tím, vận động lại không vững vàng. Tuy nhiên, các khớp chân vẫn giữ vững chứ không lỏng lẻo, rơi ra.

Cấu trúc của đầu gối (Ảnh:Internet)

Cấu trúc của đầu gối (Ảnh:Internet)

Bệnh giãn dây chằng đầu gối có thể bao gồm các loại sau:

Loại 1: Bong gân hay bị giãn dây chằng nhẹ.

Loại 2: Đứt 1 phần dây chằng.

Loại 3: Người bệnh bị bong gân nặng, dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương thường xảy ra khi bạn chơi các môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, tennis… Tai nạn giao thông, hoặc trong quá trình sinh hoạt sống chẳng may trượt té.

Thông thường bệnh giãn dây chằng đầu gối thường gây nên các cơn đau ở đầu gối, người bệnh nhầm tưởng rằng những cơn đau này liên quan đến xương khớp nên ít quan tâm. Vì thế, nếu bạn cảm thấy triệu chứng này, hãy cố gắng đến các cơ sở y tế để tham khám.

Các bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Để biết mình có đang bị giãn dây chằng đầu gối hay không, bạn nên thực hiện các thủ tục kiểm tra như chụp X-quang và cộng hưởng từ. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn có thể thực hiện các bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối như sau:

Bài tập cơ tứ đầu

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót chân một chiếc khăn hay gối mỏng.

  • Tiếp theo gồng căng cơ từ đầu gối để giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt giường, tầm khoảng 20-30 cm thì đủ.

  • Tập luyện 6-8 lần một ngày cho đến khi gối được duỗi thẳng hoàn toàn.

Bạn cần tiến hành thực hiện bài tập này càng sớm càng tốt để phục hồi tình trạng giảm dây chằng đầu gối nhẹ nhanh hơn.

Bài tập tứ cơ đầu

Bài tập tứ cơ đầu (Ảnh:Internet)

Bài tập duỗi

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân kê một chiếc khăn cuộn dưới vùng bắp chân và đùi của bên bị giãn dây chằng đầu gối, sao cho chân nhấc khỏi mặt giường.

  • Sau đó, bệnh nhân dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống mặt giường sao cho phần gối được duỗi thẳng, giữ trong vài giây rồi thả lỏng. Tiếp tục lặp lại bài tập này nhiều lần trong ngày.

Bài tập duỗi

Bài tập duỗi (Ảnh:Internet)

Bài tập căng gối

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu thực hiện bài tập bằng cách nằm thẳng lưng trên sàn, đặt phần chân duỗi thẳng và dựa vào tường vuông một góc 90 độ so với mặt tường.

  • Từ từ co dần bàn chân lên gối bị giãn dây chằng xuống tới khi khớp gối bị căng thì dừng lại.

  • Giữ nguyên động tác này trong 3-5 giây, sau đó trượt chân về vị trí ban đầu. 

  • Lặp lại động tác này 2-4 lần.

Bài tập căng gối

Bài tập căng gối (Ảnh:Internet)

Bài tập cơ phía sau đùi

Cách thực hiện:

  • Kể từ tuần thứ 5 trở đi, bệnh nhân được cho tập cơ phía sau đùi.

  • Trước tiên, bệnh nhân vẫn nằm duỗi thẳng chân trên giường.

  • Sau đó, uốn gót chân xuống mặt giường, đồng thời gồng phần cơ mặt phía sau đùi một cách nhẹ nhàng, giữ tư thế này trong khoảng 10s rồi thư giãn. Thực hiệ bài tập này 8-12 lần trong ngày.

Bài tập cơ phía sau đùi

Bài tập cơ phía sau đùi (Ảnh:Internet)

Bài tập nhón chân

Đây là bài tập cuối cùng dành cho bệnh nhân đã trải qua quá trình tập luyện trên. Lúc này, bạn đã có thể đi lại bình thường rồi, bài tập nhón chân giúp việc đi lại càng trở nên dễ dàng, thuần thục hơn.

Bệnh nhân đứng thẳng người, tay tựa vào ghế, nhón hai chân lên để nâng phần thân lên. Giữ tư thế này trong 6-10 giây rồi sau đó, trở về tư thế cũ. Bài tập này cũng được lặp lại 8-10 lần trong ngày.

Bài tập nhón chân

Bài tập nhón chân (Ảnh:Internet)

Bạn thấy đấy, để phục hồi giãn dây chằng đầu gối, bạn chỉ cần tập những bài tập đơn giản này thôi. Hy vọng rằng các bài tập này sẽ giúp bạn mau chóng khỏe mạnh và có một đôi chân cường tráng để vi vu khắp mọi nơi nhé.