Nguyên nhân cách chữa và phòng bệnh chuột rút khi ngủ

Đai Lưng Cột Sống Osaka

Mẹo chữa chuột rút khi ngủ

Người cao tuổi thường gặp hiện tượng chuột rút khi ngủ vào ban đêm. Nguyên nhân vì đâu bạn gặp tình trạng này và có cách nào để phòng ngừa và chữa trị hiện tượng trên. Hãy tham khảo ngay bài viết này. 

Chuột rút ở bắp chân là gì?

Chuột rút ở bắp chân là hiện tượng cơn đau đến từ bắp chân, hình thành so sự co thắt, khi vận động trong cơ bắp quá khó. Hiện tượng này xuất hiện dưới, phía sau đầu gối. Các cơ nhỏ của bàn chân đôi khi bị ảnh hưởng theo. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể khác nhau, tùy vào trường hợp. 

Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi, phổ biến nhất là vào ban đêm khi bạn đang ngủ. Hiện tượng này có thể làm bạn thức giấc và gây khó chịu cho giấc ngủ của bạn. 

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu cơn đau lan ra khắp cơ quan khác hoặc diễn ra nghiêm trọng, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng này. Tại lúc này, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân căn bệnh và cách chữa trị phù hợp. 

Vì sao bạn bị chuột rút khi ngủ?

Tình trạng mỏi cơ

Tình trạng mỏi cơ thường gây chuột rút vào ban đêm. Nếu bạn thường xuyên vận động quá sức, đứng trong thời gian dài, bạn có thể bị chuột rút. Bất cứ ai vận động quá nhiều đều có khả năng xuất hiện chuột rút trong đêm hoặc vào ban ngày. 

Ít vận động vào ban ngày

Nếu bạn liên tục ngồi một chỗ vào ban ngày, bạn có thể bị chuột rút vào ban đêm. Những người làm văn phòng, ngồi lâu, các cơ bắp không được co giãn, sẽ gây chuột rút vào ban đêm. 

Tư thế không đúng

Nếu bạn thường xuyên ngồi vắt chéo chân hoặc nằm không đúng tư thế sẽ cản trở lưu lượng máu lưu thông và gây tình trạng chuột rút. Hạn chế tình trạng này, bạn nên ngồi hoặc nằm ở tư thế kéo giãn các cơ bắp. 

Phụ nữ mang thai

Mẹ bầu thường có khả năng bị chuột rút vào ban đêm vì nhu cầu dinh dưỡng và sự thay đổi các hormone trong giai đoạn thai kỳ. 

Mắc bệnh mãn tính

Nếu bạn mắc một số bệnh mãn tính, bạn có nguy cơ bị chuột rút mãn tính. Một số căn bệnh có thể gây tình trạng chuột rút cho bạn, phải kể đến như: tim mạch, tiểu đường, nghiện rượu, suy thận, suy gan, hẹp ống sống thắt lưng, suy giáp, viêm xương khớp, tổn thương thần kinh, rối loạn thần kinh…

Nhân tố gây tăng nguy cơ bị chuột rút

Hầu như ai cũng đều có nguy cơ bị chuột rút về đêm, tuy nhiên, những người cao tuổi thường là các đối tượng dễ mắc nhất. Phụ nữ thường có nguy cơ bị chuột rút cao hơn đàn ông. 

Theo nhiều báo cáo khoa học, tỷ lệ người bị chuột rút được thống kê như sau:

  • 50-60% ở người lớn

  • 7% ở trẻ em và trẻ vị thành niên

  • 40% ở phụ nữ mang thai

Các phương pháp chữa chuột rút khi ngủ

Bạn có thể thử nhiều một số biện pháp tại nhà để giảm chuột rút:

  • Thực hiện massage chân, giúp thư giãn và giảm đau

  • Duỗi thẳng các chân, sao cho bàn chân hướng lên trên và các ngón chân hướng vào mặt. 

  • Bạn chườm khăn nóng vào các khu vực bị chuột rút khoảng 15 phút. 

Làm thế nào để phòng ngừa chuột rút khi ngủ?

Có một số mẹo giúp bạn phòng ngừa chuột rút về đêm như: 

  • Uống nhiều nước

  • Kéo giãn chân

  • Thay đổi tư thế ngủ, nên nằm ngửa rồi duỗi thẳng chân và kê cao đầu khi ngủ. 

  • Mang giày dép vừa chân.

Trên đây là một số tips nhỏ để phòng bệnh chuột rút khi ngủ. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.