Tin tức mới nhất
Sản phẩm khuyến mại
Sơ cứu khi người bị đột quỵ ngay tại nhà hiệu quả
Theo nhiều chuyên gia y khoa, kể từ khi đột quỵ xuất hiện, cứ 1 phút trôi qua lại có khoảng 2 triệu tế bào não chết dần. Vì thế, bệnh nhân đột quỵ cần được sơ cứu nhanh chóng kịp thời và đúng cách. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu những việc nên làm khi bị đột quỵ.
Sơ cứu cho người bị đột quỵ ngay tại nhà hiệu quả. (Ảnh: Internet).
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bị tổn thương cấp tính, gồm 2 dạng đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên, bệnh nhân đa số mắc bệnh đột quỵ thiếu máu não nhiều hơn. Đột quỵ thiếu máu não xảy ra nếu các mảng xơ vữa được hình thành từ các cục máu đông di chuyển đến não, gây tắc nghẽn. Tế bào não bị thiếu nguồn oxy quá lớn sẽ dẫn đến tổn thương, nếu kéo dài thời gian sẽ khiến chúng chết dần. Trong vòng vài phút, nếu não không được tái lập tuần hoàn, để cung cấp oxy và dưỡng chất vào não, 1,9 triệu triệu nơ ron bị chết dần và diễn ra liên tục trong vài giờ.
Tai biến mạch máu não thường có những dấu hiệu như sau: liệt nửa người, các chi gặp khó khăn trong vận động, nhận thức không tỉnh táo, sa sút trí tuệ, khó biểu đạt được ý muốn bản thân, nói ngọng, nói lắp, âm điệu, biến đổi, mắt mờ dần cả hai bên, tiểu khó, đại tiện không tự chủ. Trong một số trường hợp, người bị đột quỵ sẽ thấy những triệu chứng này xuất hiện một cách thoáng qua, khiến bạn có thể dễ dàng lơ là chủ quan. Thế nhưng, theo thống kê của y khoa thì cứ 10 bệnh nhân bị đột quỵ “thoáng qua” sẽ có 1 người bị đột quỵ trong các tuần tiếp theo.
Bạn cần xác định khoảng thời gian xuất hiện cơn đột quỵ. Khi phát hiện người bị đột quỵ, bạn cần đặt họ tại không gian thoáng mát, giúp bệnh nhân thở tốt hơn và đưa đến cơ sở y tế nhanh chóng.
Tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến bệnh viên nhanh nhất có thể. (Ảnh: Internet).
Trong quá trình chờ xe cấp cứu đến, bạn cần thực hiện các thay đổi bất thường ở bệnh nhân. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nôn mửa ở bệnh nhân, bạn cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn. Ở các bệnh nhân đang rơi vào tình trạng hôn mê, nếu bạn để bệnh nhân nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, làm cản trở, bí tắc đường thở cho bệnh nhân. Vì thế, tư thế này sẽ hỗ trợ bạn bảo vệ đường thở, đảm bảo đường thở không bị tắc nghẽn.
Bạn giữ bệnh nhân nằm yên, tránh để bệnh nhân bị té ngã mà hãy đặt bệnh nhân lên đầu cao 30 độ. Nếu bệnh nhân đang rơi vào tình trạng hôn mê, lơ mơ, thì hãy quan sát xem bệnh nhân đang thở nhanh, gấp hay ngừng thở. Nếu nhận thấy bệnh nhân đang bị ngừng thở, bạn nên thực hiện biện pháp hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân.
Thời gian tốt nhất để cấp cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ thường là khoảng 3 giờ. Ngày nay, với sự phát triển vũ bảo của khoa học công nghệ, người ta đã phát minh ra các loại thuốc để làm tan các cục máu đông. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng khi bạn đến bệnh viện trong vòng 5 giờ sau khi triệu chứng đột quỵ phát khởi. Bạn cũng đừng chờ đợi cho đến khi cơn đột quỵ qua đi, mà hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể. Đặc biệt, bạn không nên uống thuốc hạ huyết áp mà hại đến cơ thể của mình. Bạn cũng không được tự ý điều trị cho bệnh nhân bằng cách bấm huyết, châm cứu hay uống thuốc… Những động tác này chỉ làm cho bệnh tình thêm nguy kịch hơn mà thôi. Ngoài ra, bạn không nên cho bệnh nhân ăn bất cứ món ăn nào để tránh trường hợp bệnh nhân bị trào ngược thức ăn vào các đường thở hoặc nôn ói. Muốn đề phòng căn bệnh đột quỵ, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan, giúp bạn sơ cứu đột quỵ. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích dành cho bạn.