Bài Tập Chữa Đau Vai Gáy Cho Tài Xế, Dân Văn Phòng

Bài Tập Chữa Đau Vai Gáy

Bài Tập Chữa Đau Vai Gáy Cho Tài Xế, Dân Văn Phòng

Đau vai gáy là hiện tượng bất kỳ ai cũng có thể gặp và có đang xu hướng trẻ hóa. Vậy đau mỏi vai gáy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và có bài tập nào để giúp khắc phục tình trạng này không?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chứng bệnh và có giải pháp phù hợp cho mình!


 

Hiện Tượng Đau Vai Gáy

Đau vai gáy là một trong các bệnh có liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. Bệnh do bị co cứng và gây đau tại vai gáy, từ đó làm hạn chế khả năng vận động. Nó làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nếu không điều trị sớm có thể sẽ làm bệnh trở nên nghiêm trọng người bệnh sẽ dễ bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, ...

Xem thêm bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Nguyên Nhân Đau Mỏi Vai Gáy

Nguyên nhân cơ học

- Sai tư thế khi hoạt động chẳng hạn như ngủ với gối độn cao, tựa đầu vào ghế, nằm nghiêng,....tất cả những tư thế sai sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ. Khi cơ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho các vùng vai, cổ, gáy dễ bị đau nhức và cứng cơ.
- Ngồi trong thời gian dài trước máy lạnh, máy quạt hay thói quen tắm đêm, dầm mưa dãi nắng thất thường cũng sẽ làm rối loạn hệ mạch, dây thần kinh khi đó làm giới hạn việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy.
- Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động quá mạnh khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.

Đau vai gáy là bệnh gì

- Rối loạn chức năng thần kinh: các dây chằng trong dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn hoặc kéo căng quá mức có thể sẽ làm rối loạn chức năng dây thần kinh tại khu vực vai gáy. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
- Các bệnh lý xương khớp: đau nhức vai gáy có thể là những dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm...nếu không được điều trị có thể khiến người bệnh mất khả năng hoạt động như bình thường.

Các Cơn Đau Vai Gáy Thường Gặp

- Cơn đau xảy ra sau khi thức dậy hoặc sau khi làm việc nặng, hay ngồi quá lâu khi làm việc cùng 1 tư thế.
- Cơn đau sẽ càng tăng khi người bệnh ngồi lâu, đi đứng, ho, hắt hơi, vận động cổ,...
- Đau mỏi vai gáy lan rộng đến bả vai, cánh tay (có thể 1 hoặc 2 bên), khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó hoạt động với mọi cử động.
- Tùy thuộc vào các trường hợp khác người bệnh có thể xuất hiện thêm những dấu hiệu chóng mặt, ù tai, hoa mắt,..

Bài Tập Chữa Đau Vai Gáy

Đau vai gáy vì bệnh lý liên quan đòi hỏi bạn cần đến khám bác sĩ và được điều trị, nhưng nếu đau vì nguyên do vận động học tập hay làm việc, có thể tham khảo các bài tập cải thiện hằng ngày

Bài tập cho tài xế

- Khi lái xe trong thời gian dài, nên sử dụng gối để tựa đầu và kê thêm một số gối mỏng ở vùng thắt lưng.
- Điều chỉnh ghế lái thích hợp, hạn chế sự va chạm đến cột sống.
- Trung bình lái xe 2 tiếng nên nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút.
- Khi tận dụng thời gian nghỉ ngơi, bạn cần tập một số động tác thư giãn như 2 tay đan chéo sau đầu, xoa xát tay làm ấm vùng cổ gáy giúp tăng cường lưu thông máu ở vùng vai gáy.

Bài tập cho dân văn phòng

Đầu tiên nên giữ tư thế giữa người và bàn máy tính một cự ly vừa phải thích hợp để bạn làm việc.
Nên ngồi cách màn hình máy tính 50-66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10-20 độ.
Khi làm việc nên chỉnh ghế ngồi phù hợp để tư thế thoải mái. Lưu ý, nên giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.
Song song đó là dành thời gian di chuyển đi lại để vận động cơ thể giữa giờ giải lao và tránh ngồi quá lâu.

Bài tập vận động cổ cơ bản để tránh đau vai gáy

- Nghiêng cổ sang trái, sang phải mỗi bên 10 lần. Cúi đầu căng hết mức vùng cổ sao cho cằm chạm ngực và ngửa cổ về phía sau, gáy tự vào vai 10-15 lần.
- Quay cổ: Quay cổ theo chiều kim đồng hồ, nên làm chậm rãi và thực hiện ngược lại, mỗi lần tập như vậy là 10 lần.
- Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên thực hiện 10 lần, sau đó nhất cả 2 vai cùng một lúc 10 lần.
- Xát cổ: Lấy tay trái xát cổ phải từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên như thế 15 lần.          
- Xát gáy: các ngón tay của 2 bàn tay đan vào nhau và ôm xát vào gáy kéo qua lại 10 lần.

Để tránh tình trạng đau vai gáy, người bình thường hay người bệnh cần phải tự tạo thói quen sống lành mạnh như thường xuyên rèn luyện thể thao, hoạt động vừa phải và thực hiện chế độ ăn uống kết hợp để bổ sung cho cơ thể nhất là xương khớp.

Tìm hiểu sản phẩm đai lưng cột sống